Một số mẫu Email Marketing ấn tượng, miễn phí giới thiệu khách hàng

Người nhận email ngày càng trở nên mất kiễn nhẫn khi liên tục phải nhận và đọc rất nhiều loại email marketing trong một ngày. Để email của bạn lọt vào những email mà khách hàng ấn đọc thực sự là một việc không hề dễ dàng. Cùng tham khảo ngay một vài mẫu email gửi khách hàng miến phí và ấn tượng trong bài viết dưới đây.

ĐỌC THÊM Một số mẫu Email Marketing ấn tượng, miễn phí giới thiệu khách hàng TẠI: https://bizfly.vn/techblog/mot-so-mau-email-marketing-gui-khach-hang-hieu-qua.html

Nội dung Email đừng để mắc bẫy tâm sự

Đầu xuôi, đuôi lọt. Điều này đúng với một bé tinh nghịch, khi đã thò đầu ra khỏi song sắt cửa sổ, thì sẽ dễ dàng đưa cả người qua, dù thân nó có dài phi lý tới vài mét đi chăng nữa. Email thì khác, tiêu đề mail quyết định người ta có muốn mở Email của bạn hay không, còn độ dài của Email sẽ quyết định xem người ta muốn đọc tiếp tới mức nào.

Với phần nội dung, thì cách viết Email hiệu quả là đừng viết quá dài. Kể cả bạn là sếp tổng, thì sau khi trút hết bầu tâm sự dài 3 trang vào email, sẽ không có gì đảm bảo rằng mọi người đều sẽ đọc hết.

Trong môi trường làm việc, Email không phải là một công cụ để trút bầu tâm sự. Mà chắc là chỉ có “sự” thôi, chứ khó mà có “tâm” trong đó lắm. Vì ít ai đọc mail, mà lại không mở kèm Facebook, hoặc một loạt những thứ gây xao lãng khác. Tôi thấy Email thường dùng cho ba thứ sau là hiệu quả nhất.

  1. Gửi tài liệu: Nội dung mail có thể nói sơ qua về tài liệu, và các lưu ý dành cho người nhận.

  2. Đặt lịch hẹn: Nội dung mail lúc này là mục tiêu cuộc họp, ngày giờ, địa điểm, các lưu ý khi họp.

  3. Biên bản họp: Lời nói gió bay, hãy tóm những ý chính của cuộc họp, gửi kèm file biên bản chi tiết.

Nếu muốn trao đổi công việc, thì bạn nên sử dụng các công cụ Chát trực tiếp, vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn. Nếu viết Email xin việc, nội dung mail cũng nên ngắn gọn và gửi đính kèm CV và thư xin việc chi tiết, được thiết kế đẹp, chứ không nên copy nội dung dài vào email.

Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Google sinh mail, bạn sinh ra cách viết email. Lời chào và chữ ký trong mail là hai thứ sẽ làm nên phong cách riêng của bạn, tạo ra ấn tượng tốt với người đọc.

Lời chào: Đây là câu đầu tiên trong nội dung mail.

Đôi khi một dòng “Gửi chị Sung,” hoặc “Dear anh Sướng,” thôi cũng đã làm cho người đọc mail cảm thấy Sung Sướng rồi. Ai mà không thích tên mình được gọi lên chứ?

Bạn có thể tham khảo vài lời chào dưới đây:

  • Lịch sự: Xin chào Nam, Dear Phương

  • Thân thiện: Hi Hoàng, Gửi Hậu

  • Khác biệt: Bạn còn thở chứ, Fususu?

Lời chúc: Đây là câu cuối của nội dung mail.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy trong hầu hết các bài viết của tôi (và cả mail nữa), thường xuất hiện “Mong tin tốt lành!”. Ngoài vai trò là một lời chúc phúc hậu, nó còn tạo “áp lực tích cực” giúp người nhận cố gắng để báo lại tin tốt lành cho tôi.

Bạn có thể tham khảo một vài lời chúc dưới đây:

  • Lịch sự: Trân trọng,

  • Thân thiện: Thân ái,

  • Khác biệt: Ngủ sung mơ sướng nhé!

Chữ ký: Với Email công ty, thường là sẽ bị quy định chữ ký, bạn có thể dùng lời chúc bên trên (ai cấm nhỉ?) nhưng nếu bạn toàn quyền làm chủ chữ ký, thì đây là cơ hội để người khác tìm hiểu thêm về bạn.

Bạn có thể đưa các thông tin sau vào chữ ký để tạo ấn tượng:

  • Một câu châm ngôn bạn yêu thích

  • Link một vài website hay dự án của bạn

  • Thông tin liên lạc khác của bạn (ngoài điện thoại, mail)

  • Một câu hỏi lạ. Vd. “Sẽ ra sao nếu không ai biết đếm?”

Last updated